ss
Bàn ghế cafe sân vườn , ban ghe cafe san vuon
Bàn ghế cafe sân vườn TH035 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH034 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn |
Bàn ghế cafe sân vườn TH032 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH031 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH030 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH029 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH028 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH027 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH026 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH024 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH023 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH022 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH025 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH021 680.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH020 4.760.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH019 4.760.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH018 950.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH017 480.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH016 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH015 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH014 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH013 350.000 VND |
Bàn ghế sân vườn TH012 690.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn , ban ghe cafe san vuon
Bàn ghế cafe sân vườn TH064 470.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH063 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH062 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH061 420.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH060 1.950.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH059 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH058 2.190.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH057 2.580.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH056 470.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH055 470.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH053 2.050.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH054 2.500.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH052 2.030.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH051 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH050 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH049 380.000 VND |
Bàn ghế sân vườn TH048 380.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH047 2.030.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH046 2.030.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH045 2.030.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH041 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH038 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH037 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe sân vườn TH036 1.910.000 VND |
Bàn ghế cafe cà phê coffee giá rẻ, ban ghe cafe gia re
Ban ghe cafe gia re - TH CAFE
Giá bán : 2.400.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH-606Q
Giá bán : 1.120.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH-603Q
Giá bán : 952.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH-601Q
Giá bán : 952.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH-419X
Giá bán : 850.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH-419D
Giá bán : 750.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR010
Giá bán : 8.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR015
Giá bán : 7.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR016
Giá bán : 10.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR020
Giá bán : 8.000.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR020B
Giá bán : 8.200.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR021
Giá bán : 7.000.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR024
Giá bán : Liên hệ
Ban ghe cafe gia re - IR031
Giá bán : 6.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - IR0120
Giá bán : 12.900.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - NGM01
Giá bán : 6.220.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH001
Giá bán : 5.200.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH002
Giá bán : 4.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH003
Giá bán : 3.200.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH004
Giá bán : 3.500.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH005
Giá bán : 2.430.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH006
Giá bán : 2.430.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH007
Giá bán : 2.120.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH008
Giá bán : 2.600.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH009
Giá bán : 2.800.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH010
Giá bán : 2.190.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH011
Giá bán : 480.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH012
Giá bán : 690.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH013
Giá bán : 350.000 VNĐ
Ban ghe cafe gia re - TH014
Giá bán : 380.000 VNĐ
Ngành cà phê: Chế biến có là lối thoát?
Ngành
cà phê khó có thể duy trì thành tựu xuất khẩu trên 3 tỉ đô la mỗi năm
do năng suất và sản lượng đã chạm ngưỡng giới hạn. Xuất khẩu cà phê
nhân đang bị thiệt tới hai lần do thông lệ trừ lùi trên thế giới và giá
cà phê nhân thường biến động mạnh hơn cà phê chế biến.
Liệu
cà phê chế biến có là một hướng phát triển phù hợp cho ngành cà phê
Việt Nam để xóa bỏ tình trạng được mùa mất giá và nâng cao kim ngạch
xuất khẩu trong những năm tới?
Tăng trưởng xuất khẩu dựa vào lượng
Năm
2012, cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,4
tỉ đô la, đứng ở vị trí thứ 4 trong câu lạc bộ các ngành hàng nông,
lâm, thủy sản có kim ngạch trên 2 tỉ đô la, đóng góp 13,2% vào tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản và có tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu hàng đầu trong nhóm 10 mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2012.
Lượng
xuất khẩu trong năm 2012 tăng 55% so với năm 2011 và là mức cao kỷ lục
trong lịch sử xuất khẩu cà phê Việt Nam. Lượng xuất khẩu tăng gấp rưỡi
so với năm 2011 đã bù đắp cho sự sụt giảm về giá, nên kim ngạch xuất
khẩu cả năm tăng gần 50% so với năm 2011.
Tuy
nhiên triển vọng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tương lai
tiếp tục giữ vững ở mức này khó có thể lặp lại do sản lượng bị hạn chế
vì các vấn đề diện tích, năng suất và chất lượng vườn cây.
Chạm ngưỡng giới hạn về sản xuất
Năm
2012, diện tích canh tác cà phê đã lên tới gần 615 nghìn héc ta, cao
hơn 23% so với quy hoạch tổng thể ngành đến năm 2020, do đó khó có khả
năng tiếp tục mở rộng. Năng suất cà phê trung bình của Việt Nam đã đạt
tới 2 tấn/héc ta, cao hơn gấp rưỡi so với năng suất trung bình của
Indonesia và duy trì ổn định trong khoảng 5 năm vừa qua.
Đây
cũng là mức năng suất cao nhất trong các quốc gia sản xuất cà phê
Robusta, và vượt xa năng suất trung bình trong nhóm các nước sản xuất cà
phê Arabica. Như vậy khả năng tăng sản lượng thông qua tăng diện tích
và tăng năng suất khá hạn chế, hệ quả là lượng xuất khẩu một số năm tới
khó có thể gia tăng mạnh.
Mặt
khác, trong hai loại cà phê cơ bản là Robusta và Arabica thì trên thị
trường thế giới thì hương vị của Arabica được ưa chuộng hơn, và trong
những năm gần đây có mức giá trung bình cao hơn Robusta từ 1,5 tới hai
lần.
Tuy
nhiên, Việt Nam khó có thể gia tăng sản lượng cà phê Arabica do cả
nước chỉ có tối đa 35.000 héc ta diện tích có điều kiện phù hợp để sản
xuất Arabica, trong khi đó diện tích canh tác Arabica cả nước hiện nay
ước đạt 32.000 héc ta.
Do
đó tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam trong
những năm tới cơ bản chỉ có thể dựa vào việc nâng cao giá trị của cà phê
Robusta.
Lựa chọn sản phẩm nào?
Dù
đã hơn 30 năm kể từ khi những hạt cà phê Việt Nam đầu tiên được xuất
khẩu nhưng tới tận năm 2011 thì trên 95% lượng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam vẫn ở dưới dạng cà phê nhân. Cà phê Việt Nam thường xuyên bị giao
dịch ở mức trừ lùi trong khoảng từ 100-120 đô la/tấn; thậm chí có thời
điểm lên tới trên 300 đô la/tấn so với mức giá Robusta giao dịch trên
sàn London.
Mặt
khác, giá cà phê nhân chỉ chiếm 7% trong chi phí chế biến sản phẩm
cuối cùng. Và trong khi giá cà phê thô có những biến động đột ngột và
có những giai đoạn suy giảm nghiêm trọng thì giá cà phê chế biến lại
duy trì ổn định.
Như
vậy, xuất khẩu cà phê nhân đang bị thiệt tới hai lần. Thứ nhất là
thiệt hại do cà phê Việt Nam phải chịu mức giá trừ lùi gần như là được
mặc định trên thị trường thế giới và thứ hai là do xuất khẩu cà phê
nhân nên chúng ta bị tác động bởi các biến động giá cả nhiều hơn mặt
hàng cà phê chế biến.
Tuy
nhiên, liệu Việt Nam có nên phát triển ngành cà phê chế biến để xuất
khẩu hay không khi thực tế cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế
biến của các quốc gia sản xuất cà phê chỉ chiếm 4% trong tổng giá trị
thương mại cà phê thế giới lên tới 29 tỉ đô la năm 2010.
Con
số này hoàn toàn tương tự như 20 năm trước đây; và phần lớn (99%)
trong số này là cà phê uống liền; cà phê rang chưa bao giờ vượt quá 1%
tổng giá trị cà phê xuất khẩu từ các quốc gia trồng cà phê.
Thị trường cà phê rang, cà phê bột và cà phê hòa tan
Số
liệu ước tính từ Tổ chức cà phê thế giới (ICO) cho thấy khoảng 100
triệu bao (bao 60 kg) hay 76% tổng lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới
(bao gồm cả lượng cà phê tiêu thụ tại các quốc gia sản xuất) là cà phê
rang và cà phê bột. Tại các thị trường nhập khẩu chính, khoảng 75% lượng
tiêu thụ là cà phê rang và cà phê bột, và trong đó 87% được rang nội
địa.
Khối
EU giao dịch khoảng 77% lượng xuất khẩu cà phê đã rang trên thế giới
trong năm 2010 trong khi đó các quốc gia sản xuất cà phê chỉ chiếm
khoảng 1,5% lượng giao dịch cà phê đã rang; Mỹ, Canada và một số thị
trường khác chiếm phần còn lại 21,5%.
Thị
trường cà phê rang và cà phê bột trên thế giới hiện nay bị thống lĩnh
một số các công ty đa quốc gia lớn (Kraft Foods, Sara Lee/DE và
Nestle). Mặc dù một số công ty rang xay nội địa vẫn tồn tại, nhưng chỉ
chiếm thị phần nhỏ và chủ yếu là các thị trường ngách (niche market).
Đối
với cà phê hòa tan, dung lượng thị trường thế giới hiện còn khá nhỏ,
chỉ chiếm khoảng 23,6% (31,1 triệu bao vào năm 2010). Tốc độ tăng trưởng
tiêu thụ mặt hàng này cũng ở mức rất khiêm tốn, trung bình đạt 3%/năm
trong 15 năm qua. Mặt khác, chỉ 30% cà phê hòa tan tiêu thụ trên thế
giới được sản xuất tại các quốc gia sản xuất cà phê còn 70% lượng cà phê
hòa tan tại các nước nhập khẩu đã được chế biến thành cà phê hòa tan
tại chính các quốc gia đó.
Nguyên
nhân chính là do thị trường cà phê hòa tan thế giới hiện nay bị chiếm
lĩnh bởi hai công ty đa quốc gia: Nestle và Kraft Foods với khoảng 75%
thị phần toàn cầu; chỉ riêng Nestle cung cấp khoảng một nửa nhu cầu thế
giới về cà phê uống liền.
Các
công ty này thường sản xuất cà phê hòa tan tại các nhà máy riêng và
hiếm khi thu mua cà phê hòa tan từ các nhà cung cấp độc lập.
Mặt
khác, các nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới như Mỹ, các nước EU,
Nhật... đánh thuế rất cao cà phê nhập khẩu đã qua chế biến. Bên cạnh
đó, vấn đề sở thích của người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm cà phê đã qua chế biến là những rào cản kỹ thuật rất
khó khăn.
Như
vậy, cà phê chế biến của Việt Nam chỉ có một khe cửa rất hẹp để bước
vào thị trường thế giới nếu chúng ta không sáng tạo được ra một loại sản
phẩm cà phê có hương vị và thương hiệu riêng độc đáo.
|
Vinacafe sẽ thoái 100% vốn tại nhiều công ty con
Nhằm bảo đảm Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) có cơ cấu hợp
lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, sản
xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã phê
duyệt Đề án tái cơ cấu Vinacafe. Theo đó sẽ thoái 100% vốn của Cty mẹ Vinacafe tại các doanh nghiệp: Cty CP Xây dựng Đồng Tâm; Cty CP Thương mại Dịch vụ Vinacafe Đăk Lăk; Cty CP Giống cây trồng Tây Nguyên; Cty CP Xuất nhập khẩu cà phê Đức Nguyên; Cty CP XNK cà phê Intimex Nha Trang. Đồng thời sắp xếp lại 6 doanh nghiệp do Cty mẹ Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ: Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cổ phần hóa (Tổng công ty giữ trên 50% vốn điều lệ): Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt; Chi nhánh Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại miền Bắc. Cổ phần hóa (Tổng công ty giữ dưới 50% vốn điều lệ): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Quảng Ngãi; Công ty Dịch vụ Xuất nhập khẩu Cà phê II. Chuyển giao nguyên trạng về Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ea Tul. Phá sản: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinacafe Quảng Trị. Để xử lý các tồn tại tài chính Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xử lý từng nội dung cụ thể phù hợp với pháp luật hiện hành.
T.T (Tổn hợp)
|
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) giai đoạn 2012 – 2015.
Mục
tiêu của Đề án nhằm bảo đảm Vinacafe có cơ cấu hợp lý, tập trung vào
lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và sức cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng, đa dạng hóa
các sản phẩm cà phê; phát huy thương hiệu Vinacafe, có uy tín trong nước
và thế giới; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và khu vực Tây Nguyên.
Theo nội dung tái cơ cấu vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Bên cạnh đó, Vinacafe được kinh doanh các ngành, nghề có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính là sản xuất đồ uống từ sản phẩm cà phê. Vốn điều lệ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên Theo Đề án, duy trì Công ty mẹ - Vinacafe là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 13 đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ; 25 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinacafe nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinacafe nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ... Cũng theo Đề án, thoái 100% vốn của Công ty mẹ - Vinacafe tại các Công ty cổ phần: Xây dựng Đồng Tâm; Thương mại Dịch vụ Vinacafe Đắk Lắk; Sản xuất phân vi sinh Vinacafe; Giống cây trồng Tây Nguyên; Xuất nhập khẩu cà phê Đức Nguyên; Xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang. Còn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ea Tul được chuyển giao nguyên trạng về UBND tỉnh Đắk Lắk; thực hiện phá sản với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinacafe Quảng Trị. |
Thị trường cà phê 2012: Một năm nhìn lại
Đến hôm nay, thứ bảy 29-12-2012, sàn kỳ
hạn robusta Liffe NYSE London chỉ còn nửa phiên giao dịch vào ngày
31-12 là kết thúc năm kinh doanh. Thử nhìn lại vài điểm quan trọng của
thị trường cà phê để mạnh dạn đoán vài hướng đi chính của thị trường
đầy rủi ro nhưng không thiếu hấp dẫn này.
2012 – Một năm mỹ mãn
Những con số ước báo mới nhất từ Tổng
Cục Thống kê (TCTK) và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đều
cho thấy trong năm 2012, xuất khẩu cà phê cả nước đạt trên 1,7 triệu tấn, thu về 3,7 tỉ đô la Mỹ với mức giá bình quân xuất khẩu chừng 2.137 đô la/tấn.
Biểu đồ 1: Giá cà phê sàn kỳ hạn robusta London và arabica New York
Có thể nói không ngoa rằng nằm 2012, ngành cà phê Việt Nam
lại thêm một năm được mùa được giá. Tuy giá xuất khẩu bình quân không
cao bằng năm 2011, mức ấy vẫn là mức “mơ cũng không thấy được” trong
các năm trước đó. Vì, trong suốt cả 12 tháng qua, giá niêm yêt sàn giao
dịch cà phê robusta Liffe NYSE họa hoằn vài đôi lần
vượt khỏi mức 2.200 đô la, song chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn.
Còn đại bộ phận giá giao dịch chỉ từ mức 1.800-2.100 đô la/tấn.
Ngay cả trong những ngày cuối cùng của
năm 2012, khi giá sàn cà phê robusta London còn quanh mức 1.900 đô la,
thì giá xuất khẩu bình quân “lý tưởng” ấy vẫn nằm rất cao, mức cộng so
với giá niêm yết. Như thế, hai năm 2011 và 2012, giá xuất khẩu cà phê
robusta Việt Nam không còn ở mức trừ so với giá sàn kỳ hạn robusta
trước đây như nhiều bài viết đã trách cứ và thương tiếc cho hạt cà phê
nước ta! (Xin xem biểu đồ 1)
Giá cà phê nhân xô
trong thị trường nội địa cũng rất hiếm khi xuống mức 35.000 đồng/kg mà
chủ yếu nằm quanh mức 38.000-40.000 đồng/kg. Trong điều kiện được mùa,
thị trường có nhiều yếu tố bất lợi về tài chính-tín dụng, đồng thời
cạnh tranh giành thị phần khốc liệt từ phía các nước xuất khẩu cà phê arabica,
hầu hết nông dân đã sẵn sàng chấp nhận mức giá ấy. Việc bán ra một
lượng trên 1,7 triệu tấn trong năm qua nhưng giá nội địa vẫn giữ được
mức cao ổn định đã nói lên rằng nông dân không hề có ý định găm hàng.
Họ chỉ sẵn sàng bán ra với mức giá hợp lý. Không ai có thể trách, vì đó
chính là quyền, là cách điều tiết khôn ngoan của họ.
Giá vẫn cao dù sản lượng tăng
Sẽ phải nói thẳng rằng sản lượng nhỏ thì
chẳng thể có lượng xuất khẩu to. Bất kỳ ai có muốn giấu con số sản
lượng cho dù có ý tốt, vẫn khó mà che được các con số sản lượng lớn,
mỗi lúc mỗi lồ lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước
và trên toàn thế giới.
Năm qua, nhiều đơn vị tổ chức ước báo
sản lượng đều phải nhiều phen chỉnh sửa, buộc phải nâng con số sản
lượng lên vì “tự dưng” xuất khẩu cà phê nước ta tăng “quá cỡ”. Ngay cả
con số xuất khẩu của 3 tháng cuối năm 2012 do TCTK đưa ra cũng vượt
quá cao so với thăm dò của hãng tin Reuters. Ba tháng quý 4 năm 2012,
nước ta xuất khẩu đạt 394.000 tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2011 chỉ
đạt 259.000 tấn (xin xem biểu đồ 2). Như vậy ngay từ đầu vụ 2012-13,
xuất khẩu hàng tháng đã đạt bình quân trên 130.000 tấn/tháng. E rằng
con số này vẫn chưa phải là cuối cùng vì lượng xuất khẩu tháng 12-2012
có thể nhiều hơn.
Biểu đồ 2: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Thế nhưng, nhiều người vẫn dè chừng
không dám phát biểu thực lòng con số của mình mà thường chỉ nương theo
thị trường hay tâm lý đám đông. Sau đây xin đưa ra một vài con số ước
lượng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ mới. Không biết sau này
chúng còn phải được chỉnh tăng như năm cũ, song xin mạnh dạn trình bày
để bạn đọc tiện theo dõi và so sánh:
Đối với sản lượng thế giới, xin đưa ra hai ước báo. Một là của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), thường nhận con số từ các hiệp hội thành viên một cách thụ động. Một nữa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), có nghiên cứu thực địa nghiêm chỉnh. Hai ước báo này tỏ rõ một bên nói lên con số của các nước sản xuất, bên kia con số của người tiêu thụ. Sản lượng cà phê thế giới niên vụ mới được dự báo như sau:
Như một qui luật, giá tốt nên nhiều nước đang đua nhau tăng diện tích, tăng năng suất sản lượng. Mới đây, bộ Nông nghiệp Indonesia nói thẳng rằng sản lượng cà phê năm sau của nước này sẽ tăng. Bờ biển Ngà, nước chuyên trồng cà phê robusta như Việt Nam tại châu Phi, đang đòi tăng 100% sản lượng cà phê trong vòng vài năm tới. Tại Brazil, do niên vụ 2012/13 sẽ là niên vụ “được” sau khi đã “thất” ở niên vụ trước, còn tại các nước trồng cà phê arabica khác, sản lượng đều tăng như Lào, Honduras, Colombia, và một số nước khác tại châu Mỹ La tinh. Rõ ràng, dù ở góc nhìn nào, sản lượng thế giới năm 2013 vẫn tăng mạnh. Thế mà, tiêu thụ chỉ ước chừng 141-142 triệu bao. Trong nông nghiệp, qui luật giá tăng kích thích sản lượng tăng; sản lượng lớn lại tạo tiền đề cho giá giảm. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, đặc biệt hai năm gần đây, điều này đã không đúng tại thị trường cà phê nước ta và sàn giao dịch robusta Liffe NYSE London. Vắt giá – bởi “tay ải tay ai”?Năm 2012, ít nhất đã có 2 đợt vắt giá trên sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE, tức giá của tháng giao hàng ngay vượt cao hơn hẳn so với tháng giao hàng sau. Nhớ vào giữa tháng 2-2012, giá giao hàng tháng 3-2012 đột nhiên “vắt” so với tháng 5-2012. Có lúc giá tháng 3-2012 cao hơn giá tháng sau đến 182 đô la/tấn. Một đợt vắt giá thứ 2 hiện đang hoạt động tuy giá chênh lệch không nhiều, chừng 40-50 đô la/tấn.Tính từ 2006 đến nay, hiện tượng vắt giá ngày càng dày đặc. Nếu như đợt vắt giá 2006 có khi giá chênh lệch cao đến 430 đô la thì đợt 2007 đến 520 đô la/tấn. Thực ra, các đợt vắt giá chính là những đợt đầu cơ siết giá tháng giao hàng ngay tăng cực mạnh để kéo hàng về sàn. Đầu cơ tài chính và hàng hóa đã rất khôn khéo để tạo nên “khủng hoảng” như thế trong cấu trúc giá để một mặt siết chặn lỗ đối với những tay đầu cơ nhỏ và giới kinh doanh trên sàn đi ngược lại với vị thế kinh doanh của họ, mặt khác tạo thời cơ để tích trữ hàng nhằm khuynh loát sau này. Họ đã thành công rực rỡ. Đến tháng 7-2011, một lượng hàng chừng 420.000 tấn robusta được Liffe NYSE chấp nhận chất lượng (certifieds) tại các kho do sàn kỳ hạn này chỉ định. Một điều đáng lưu ý là trong số họ, kể cả cho đến nay, chỉ có một nhà đầu cơ hàng hóa sở hữu đến 70% lượng tồn kho ấy. Tưởng đầu cơ mua cà phê về để bán cho sàn, nhưng không. Một lượng rất lớn của tồn kho ấy đã được dùng làm “bửu bối” để siết giá hàng thực, đặc biệt giá chênh lệch (differentials), thường được dùng để tính giá mua bán xuất nhập khẩu. Nhiều nhà kinh doanh và rang xay phải mua hàng tồn kho ấy với mức chênh lệch dương rất cao so với giá niêm yết, có khi cộng 300-400 đô la/tấn cho loại 2 theo tiêu chuẩn qui định của sàn kỳ hạn. Hai đợt vắt giá trong năm 2012 chính là những dư chấn của các lần vắt giá từ 2006 và 2007. Đặc biệt, đầu cơ đã sử dụng tồn kho được xác nhận, thay vì bán cho sàn thì họ giữ lại để “làm giá” và bán mức cao cho giới kinh doanh, rang xay và ngay cả nhà xuất khẩu nếu thiếu hàng giao. Chính vì thế, thỉnh thoảng, ta vẫn chứng kiến nhiều nhà xuất khẩu cà phê nước ta phải mua lại hàng của các tay đầu cơ hàng cà phê thực ngay trên thị trường nội địa. Dĩ nhiên, bấy giờ họ phải mua lại với giá cắt cổ như bao nhiêu con mồi khác. Một khi đầu cơ đã khống chế được hàng, giá trên sàn, chính họ sẽ tạo các đợt vắt giá tiếp theo để kéo hàng về sàn, hòng tạo nên những đợt làm ăn tiếp theo. Cho nên, các trật tự bình thường của hàng và giá đều diễn biến khác thường. Như theo lẽ, đáng ra tồn kho càng nhiều, giá càng hạ cả trên sàn lẫn thị trường nội địa, đặc biệt trong trường hợp cả thế giới được mùa. Nhưng đến nay, ta hiểu vì sao giá robusta trên sàn vẫn vững. Cuộc chiến giành lại thị phần của cà phê arabica Vào khoảng giữa năm 2011, giá sàn kỳ hạn arabica Ice New York đã phóng lên mạnh, có lúc đạt mức 308 cts/lb (chừng 6.800 đô la/tấn). Kể từ bấy đến nay, giá sàn arabica rớt thảm hại, hiện chỉ còn quanh mức 146 cts/lb (chừng 3.200 đô la/tấn), mất trên 50% giá trị. (xin xem thêm biểu đồ 1 – đường biểu diễn arabica màu hồng nhạt)
Biểu đồ 3: Giá cách biệt giữa arabica Ice và robusta Liffe NYSE
Giá cà phê arabica quá đắt đã làm rang xay chuyển hướng sang sử dụng
cà phê robusta. Reuters cho biết rằng trong quý 1 năm 2012, nước Mỹ đã
nhập khẩu mạnh robusta, tăng 80% do giá arabica quá cao. Trong điều
kiện suy thoái kinh tế, nhiều người tiêu dùng chuyển sang uống cà phê
hòa tan thay vì “chơi sang” uống cà phê rang xay như trước đây.Đứng trước một vụ mùa bội thu, Brazil đang bằng đủ mọi cách để giành lại thị phần từ tay những nhà xuất khẩu robusta. Các nước sản xuất arabica khác cũng e ngại người khổng lồ, nên tranh thủ bán arabica mạnh gây sức ép cộng hưởng cực lớn trên sàn kỳ hạn arabica. Trong tuần qua, có tin một số quan chức nông nghiệp Brazil đổ thừa đầu cơ gây nên giá thấp trên sàn. Nhưng, thị trường không phải dễ tin vì lượng chốt giá bán trên sàn khá lớn và lượng hàng thực xuất khẩu từ các nước arabica ngày mỗi nhiều. Nếu như trước đây, mức cách biệt giữa 2 loại arabica/robusta là 4.100 đô la/tấn thì nay co lại chỉ quanh mức 1.300 đô la/tấn. (Xin xem biểu đồ 5 gồm giá arabica màu cà phê sữa và giá robusta màu xanh) Điều này, nếu không ngay bây giờ thì mai này, gây khó cho hàng robusta do arabica đang được bán ra với giá rẻ. Giá cách biệt (arbitrage) giữa hai chủng loại cà phê arabica và robusta đang co lại dần, chứng tỏ arabica đang được bán rẻ và robusta có thể sẽ mất thị phần từ tay các nước xuất khẩu arabica. Thử nhìn trước vài hướng đi của thị trường cà phê năm 2013- Giá sàn kỳ hạn robusta sẽ có thể còn một vài đợt vắt giá, với cường độ như hiện nay với mức chênh lệch nhỏ. Hiện nay, với chừng 110.000 tấn tồn kho robusta được xác nhận tại Liffe NYSE, đầu cơ có thể sẽ tìm cách nâng con số tồn kho này lên dần, nhưng chắc không mạnh như xưa. Tuy nhiên, đây sẽ là một đầu “đòn xóc” phụ trợ cho hoạt động đầu cơ bên phía sàn arabica có thể sẽ xảy ra.Tính đến cuối năm 2012, lượng tồn kho được xác nhận arabica trên sàn kỳ hạn Ice New York có chừng 160.000 tấn. Nay đầu cơ vẫn đang tích cực thu gom arabica tại các nước như Colombia vì hàng arabica của nước này tốt, chắc chắn sẽ được sàn ICE chấp nhận chất lượng, không 100% thì cũng phải đến 95%. Do vậy, khả năng đầu cơ hàng hóa đang chuẩn bị cho một đợt kéo giá tăng trên sàn arabica, bất luận với cớ gì, kể cả họ đang viện lý do mùa sau Brazil vào “vụ thất” sau “vụ được” hiện nay. Nếu thành công, biết đâu sẽ có những đợt vắt giá trên sàn arabica như robusta lâu nay khi lượng tồn kho arabica được gom đủ túc số theo ý họ. Nếu vậy, hai khả năng sẽ xảy ra: giá robusta sẽ nương theo arabica để tăng, tuy không mạnh bằng. Cũng chính vì đang tập trung tiền của và sức lực cho “trận đánh” arabica, robusta sẽ bị “chia lửa”. Mặt khác, arabica tăng, giá đắt, sẽ là cơ hội cho giá cách biệt hai sàn giãn ra và đó sẽ là cơ hội cho robusta về mặt thị phần. -Tuy robusta đang được sử dụng nhiều, thị trường thế giới cũng chỉ hấp thụ robusta chừng 120.000 tấn/tháng từ Việt Nam. Những tháng đầu vụ (10, 11 và 12-2012), xuất khẩu đã vượt qua ngưỡng ấy và được xem là bất lợi cho giá. Nếu trong vài tháng tới, nhịp độ xuất khẩu vẫn cao như thế, khả năng giữ giá tốt cho robusta có thể sẽ rất mỏng manh. Đứng trước sức mạnh của hoạt động đầu cơ, nhiều nhà rang xay đang lo ngại một khi đầu cơ “vắt chanh bỏ vỏ”, giá sẽ rơi tự do và không gì cứu vãn nổi. Bấy giờ, cà phê có thể còn rẻ hơn cà pháo như kinh nghiệm đau thương trước đây trong các năm 2000-2001. Chính vì thế, nhiều nhà rang xay đang tích cực ủng hộ và xây dựng các khu vực sản xuất bền vững. Nhiều nhà rang xay đã lên tiếng đến năm 2015, họ chỉ mua hàng của những nông dân sản xuất bền vững để một mặt bảo đảm môi trường sinh thái, mặt khác nông dân được mua với giá “bền vững” và các nhà rang xay cũng có nguồn cung ứng cà phê bền vững. Trên đây là khuynh hướng sản xuất cà phê nay mai, nhưng cũng chính là dự đoán cuối cùng cho hoạt động sản xuất cà phê trong năm 2013. Giá niêm yết sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE London đóng cửa phiên thứ sáu 28-12-2012 (tức rạng sáng thứ bảy 29-12 giờ Việt Nam) cơ sở tháng giao dịch chính (3-2013) chốt mức 1.911 đô la/tấn, thấp hơn 50 đô la so với giá 1-2013 là tháng giao ngay ở mức 1.961 đô la/tấn. Như vậy, so với giá đóng cửa ngày giao dịch đầu năm 2012, giá cuối phiên hôm nay tăng chừng 100 đô la/tấn và cao hơn tuần trước 17 đô la. Đồng thời, giá đóng cửa sàn kỳ hạn Ice New York ở mức 146,85 cts/lb, mất đến 80 cts/lb (trên 1750 đô la/tấn) so với ngày đầu năm 2012.
T.T (Theo Nguyễn Quang Bình - SGTimes)
|
Quan chức Nông nghiệp Brazil đả kích các nhà đầu cơ cà phê
Thông
thường, các quỹ đầu tư hay bị buộc tội đẩy giá cả hàng hóa nông sản
lên mức quá cao, vì vậy buộc người tiêu dùng phải mua cao hơn ở mức mà
các quan chức cho là hợp lí.
Nhưng
ở Brazil hiện nay, giới đầu cơ đang bị buộc tội đã kéo giá cà phê
Arabica kỳ hạn xuống thấp hơn giá trị thực, khiến những nông dân sản
xuất cà phê rơi vào tình trạng khó khăn.
Các
quan chức từ các cơ quan nông nghiệp hàng đầu Brazil đã tiếp thu các
nguyên nhân từ một nhóm người của Hội đồng Cà phê Quốc gia cáo buộc, cho
thấy các nhà đầu cơ đã khiến giá cà phê Arabica giảm xuống mức thấp
trong hai năm, dưới mức 140 cent/lb trên sàn giao dịch kỳ hạn ở New
York.
Vào tháng Năm năm ngoái, trên sàn New York, hợp đồng đạt 306,25 cent/lb, cao hơn mức giá kỉ lục đến 10 cent.
Đầu cơ thuần túy
Giá
sụt giảm mạnh hoàn toàn mang tính “đầu cơ thuần túy”, ông Silvio
Porto, giám đốc Chính sách nông nghiệp và Thông tin tại Conab, cơ quan
dự báo chính thức về mùa vụ.
“Việc
giá giảm là không hợp lý, vì cho rằng có rất nhiều cà phê ở Brazil,”
những ý kiến này không được hỗ trợ bởi những dữ liệu từ Conab.
Trong
năm nay, Brazil đã sản xuất được 50,8 triệu bao cà phê, Conab cho biết
trong tuần qua, cao hơn so với nhu cầu khoảng 18 triệu bao của thị
trường xuất khẩu và 28 triệu bao của thị trường nội địa, nhưng vẫn để
lại lượng hàng tồn kho thấp. Thêm vào đó, năm 2013 Brazil sẽ rơi vào chu
kỳ cho năng suất thấp của cây cà phê Arabica.
Rối loạn thông tin
Ông
Jose Gerardo Fontelles, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, cho biết chính phủ
rất quan ngại khi có suy đoán và những số liệu cho thấy không có sự dư
thừa cà phê.
“Chúng tôi vẫn đang làm việc vì vụ sau sẽ cho sản lượng ít hơn vụ này.”
Các
ý kiến theo cáo buộc bởi Hội đồng Cà phê Quốc gia rằng những người mua
đã phóng đại những dự đoán về sản lượng cà phê của Brazil, với mục
đích khiến giá giảm.
Hội
đồng đã đả kích vào dự báo “phi lý” của nhà xuất khẩu cà phê Terra
Forte hồi tuần trước khi cho rằng sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/14
sẽ đạt mức 53,4 triệu bao.
Ông
Fontelles kêu gọi một “sự kết thúc rối loạn thông tin” đối với sản
lượng cà phê Brazil, với các báo cáo ở Brazil cho biết các quan chức
chính phủ rất quan tâm đến dự báo của Terra Forte, và Bộ Nông nghiệp Mỹ
ước tính sản lượng trong năm nay sẽ đạt 55,9 triệu bao, cao hơn 5 triệu
bao so với ước tính của Conab.
|
Giá cà phê nhào lộn như…xiếc
Giá
cà phê nhân xô trên thị trường nội địa hết lội suối đến trèo đèo để
rồi quay lại bằng mức giá cuối tuần trước. Tuy nhiên, sức bán ra không
nhiều do người có hàng vẫn chưa chịu mức dưới 38.000 đồng/kg. Song, so
với arabica, thế thắng của robusta hiện nay cũng là chính là thế yếu về
thị phần vì các nhà xuất khẩu arabica đang bán mạnh với giá rẻ.
Giá cà phê nhảy “cà tưng”
Giá
niêm yết trên sàn giao dịch cà phê robusta Liffe NYSE London lại có
thêm một tuần có giá tháng giao hàng ngay (1-2013) cao hơn tháng giao
hàng chính (3-2013). Như vậy, “vắt giá” đã kéo dài qua tuần thứ hai liên
tiếp kể từ tuần trước.
Vắt
giá là hiện tượng sàn kỳ hạn có cấu trúc giá đảo chiều, giá tháng giao
hàng ngay cao hơn giá tháng giao hàng xa. Đây là hiện tượng đầu cơ
dùng áp lực tồn kho được chứng nhận (certifieds) cộng
với vị thế mua bán mạnh hàng giấy trên sàn kỳ hạn để đẩy giá tháng
giao ngay theo ý đồ và có lợi cho vị thế kinh doanh của mình. Bằng cách
này, đầu cơ có thể triệt người đang có vị thế nghịch lại với họ và trở
thành bất lợi trên sàn kỳ hạn. Mặt khác, cấu trúc vắt giá này thúc đẩy
các nhà kinh doanh có hàng thực (physicals) kéo nhanh về sàn hay giao hàng chốt giá ngay để hưởng lợi hơn, do giá tháng giao hàng ngay cao hơn giá giao xa.
Trong
tuần, giá giao dịch tháng 3-2013 của sàn robusta London có lúc chỉ còn
1.840 đô la/tấn khi đóng cửa. May thay, cuối tuần giá này đã búng
nhanh lên lại để tăng 22 đô la/tấn so với giá đóng cửa tuần trước. Tuần
này, giá đóng cửa sàn robusta đứng mức 1.894 đô la cơ sở tháng 3 (nay đang được giao dịch chính).
Nhưng nó vẫn thấp hơn 39 đô la/tấn so với giá tháng giao ngay là tháng
1-2013, hiện đang ở mức 1.933 đô la tính đến hết phiên giao dịch hôm
qua thứ sáu 21-12, tức rạng sáng thứ bảy 22-12 giờ Việt Nam (xin theo dõi biểu đồ 1 với giá tháng 1-2013 được biểu thị bằng màu xanh và tháng 3 bằng màu đỏ).
Trong
khi đó, giá arabica trên sàn ICE New York tuần qua cũng tăng nhẹ. Hiện
giá sàn này đang ở mức 146,60 cts so với 143,15 cts/lb so với đóng cửa
tuần trước, tức tăng chừng 76 đô la/tấn.
Giá
cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên sau khi “lội” xuống dưới mức
37.000 đồng/kg do giá sàn giao dịch xuống mạnh ngay đầu tuần, sáng nay
đã trèo lên lại mức 37.800 đồng, bằng mức giá của cuối tuần trước.
Mức
dao động không mấy, nhưng kiểu nhào lộn này đang như tung hỏa mù và
làm choáng váng cho nhiều nhà xuất nhập khẩu hàng thực khi lượng tiền
và tín dụng càng ngày càng eo hẹp.
Giá
chào xuất khẩu cho loại 2, 5% đen vỡ cũng đang quanh mức trừ 30/40 đô
la/tấn cơ sở tháng 3-2013 nhưng khách mua đang trả rẻ hơn chừng 10 đô
la. Với mức này, các nhà xuất khẩu vẫn do dự chưa dám bán mạnh vì thái
độ của nông dân khá cương quyết: giữ vững giá nội địa ở mức
39.000-40.000 đồng/kg mới bán ra, dù đang ở thời điểm Noel và Tết dương
lịch. Đây thường là lúc nhiều nhà vườn cần bán ra ít nhiều để vui chơi
chi phí dịp lễ và chuẩn bị tưới tắm vườn cây để kích đợt ra hoa quan
trọng nhất trong năm.
Ai kiên trì cho biết!
Tuy
sàn giao dịch arabica ICE New York tuần qua có giá đóng cửa tăng, thái
độ của nông dân các nước sản xuất arabica không mấy kiên định. Mỗi lần
nghe tin mưa về đều trên các vùng trồng cà phê tại Brazil, thị trường
chứng kiến một đợt bán ra mạnh, không từ Brazil thì cũng từ các nước
cạnh tranh khác từ các nước thuộc vùng Trung Mỹ.
Bộ
Nông nghiệp Brazil đã sơ kết sản lượng niên vụ 2012-1. Theo đó, ước
sản lượng niên vụ vừa thu hoạch xong đạt mức 50,8 triệu bao, tăng 0,3
triệu bao so với ước tính trước đây. Song thị trường arabica vẫn lấy
con số 55 triệu bao để làm con số cơ sở kinh doanh của mình.
Chính
vì thế, Bộ Nông nghiệp Brazil đã đề nghị Bộ Tài chính nước này hoãn nợ
cho nông dân chừng 60 ngày để giảm áp lực bán ra gây giá giảm như đã
xảy ra từ bấy lâu nay. Giá arabica sàn New York đã có lúc xuống mức
thấp nhất tính từ hai năm nay.
Tin
này đi ngược lại với nhiều thông tin đươc đăng tải vừa qua ở nước ta
khi cho rằng nông dân Brazil ôm hàng “chắc nịch”. Đến nay, các động thái
của chính sách và số liệu thống kê đều cho thấy sức ép do Brazil được
mùa lớn, hàng ra mạnh, giá arabica giảm nhanh và đang bị đe dọa hàng
ngày.
Vừa
rồi, thị trường cũng tiếp nhận thông tin cho rằng tồn kho cà phê nhân
tại Mỹ trong tháng 11-2012 chỉ giảm nhẹ với mức 39.345 bao, đạt
4.902.097 bao. Từ năm 1989-2011, lượng tồn kho cà phê tại Mỹ tháng 11
hằng năm giảm bình quân 198.500 bao. Nếu so với tháng 11-2011, tồn kho
hiện nay vẫn cao hơn 16,5%. Bấy giờ, tồn kho cà phê tại Mỹ chỉ 4.207.891
bao, giảm 251.525 bao so với tháng 10-2011.
Như vậy, có thể nói rằng tồn kho cà phê tại Mỹ giảm rất nhẹ trong tháng 11-2012 (xin xem biểu đồ 2).
Chứng tỏ các nước Brazil và Trung Mỹ vẫn bán ra đều dù giá arabica ICE
New York giảm rất mạnh. Tại sàn arabica New York, giá niêm yết hiện
chỉ còn chừng 145 cts/lb hay chừng 3.195 đô la/tấn so với trên 300
cts/lb hay 6.615 đô la/tấn so với trước đây.
Chính vì thế, giá cách biệt (arbitrage) giữa
2 sàn robusta của London và arabica New York càng lúc càng co lại một
cách đáng ngại cho robusta. Một khi giá cách biệt robusta và arabica
khép gần nhau, điều đó nói lên rằng giá arabica đang rẻ hơn robusta. Các
nhà xuất khẩu arabica đang cố dành lại thị phần từ tay người bán
robusta trên thương trường.
Giá
cách biệt Arabica và robusta hiện nay đang nằm dưới mức 60 cts/lb hay
chừng 1.300 đô la/tấn so với mức trên 4.100 đô la/tấn vào đầu tháng
9-2011 (xin xem biểu đồ 3).
Tuần
qua, cũng rộ tin cho rằng sàn ICE (Mỹ) nơi niêm yết hợp đồng cà phê
arabica đang đàm phán để mua lại sàn NYSE Euronext, là nơi đang niêm yết
hợp đồng robusta. Nếu thương vụ này thành công, ICE sẽ trở thành sàn
giao dịch nông sản lớn nhất thế giới từ trước đến nay.
Thiên Trang (Theo SGtimes)
|
Mưu đồ của Trung Nguyên
Bài viết dưới đây phân tích một chuỗi các hành động của Trung Nguyên trên khía cạnh marketing cũng như đánh giá cơ hội của họ trong việc mang thương hiệu ra thế giới.Trong khi người Việt Nam vẫn tiếp tục tranh cãi về những phát ngôn của Đặng Lê Nguyên Vũ về Starbucks, Trung Nguyên đang ngày càng thể hiện rõ ý đồ vươn ra toàn cầu của mình.
Chiến lược công kích: Thành công hay sai lầm?
Không thể phủ nhận sự phát triển ấn tượng của Trung Nguyên trong những năm đầu tiên ra mắt: Từ một cửa hàng rang xay cà phê bé tý, họ đã phát triển thành một doanh nghiệp có doanh số 200 triệu đô.
Tuy nhiên khi thị trường trong nước đã bão hòa, Trung Nguyên buộc phải nâng tầm mình bằng việc hướng ra ngoài nước. Đáng tiếc là mặc dù đã mở quán cafe tại Nhật Bản từ 10 năm trước, nhưng thương hiệu Trung Nguyên vẫn gần như vô danh trên trường quốc tế.
Và chiến lược mà họ chọn để ghi dấu ấn là gắn tên mình với một cái tên đã quá nổi tiếng khác, Starbucks. Nhưng thay vì biến mình thành Vietnam’s Version of Starbucks, họ chọn cách đối đầu. Cách nào ấn tượng hơn? Nói với mọi người rằng chúng tôi sẽ thành công như Starbucks, hay chúng tôi sẽ cho người Mỹ uống loại cà phê đích thực, chứ không phải là nước có mùi cà phê.
Chiêu Trung Nguyên đã dùng cũng là cũng là cách mà Dunkin Donuts, đối thủ chính của Starbucks tại Mỹ áp dụng. Bất chấp những lời chỉ trích, [B]chiến lược này của Trung Nguyên đã bước đầu thành công.[/B]
Nên nhớ rằng, Trung Nguyên có là gì so với hơn 20,000 cửa hàng trên toàn thế giới và doanh số đạt 13 tỷ đô của Starbucks. Nhưng hiện tại, báo chí thế giới cũng đã bắt đầu nhìn nhận Trung Nguyên như một đối thủ tiềm năng của người khổng lồ trong ngành cà phê.
Họ cũng thành công khi lôi kéo được Starbucks vào cuộc chơi này, cho dù Starbucks cũng được hưởng lợi nhiều từ những câu chuyện mang tính công kích từ phía ông Vũ.
Trung Nguyên rất khéo léo. Họ hướng câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc một doanh nghiệp Việt mang sản phẩm ra nước ngoài, mà đã trở thành một thương hiệu quốc gia cạnh tranh trên trường quốc tế.
Ví thử nếu Trung Nguyên chỉ tuyên bố chung chung, có lẽ sẽ chỉ có những người yêu cà phê mới quan tâm xem họ mở được bao nhiêu cửa hàng ở nước ngoài, nhưng nếu đã là câu chuyện của quốc gia thì đến người bình thường cũng phải để ý.
Tuy nhiên, hiện tại Trung Nguyên có hai điểm bất lợi.
Điểm đầu tiên, người Việt Nam với tính cẩn thận có thừa, chưa hoàn toàn tin tưởng vào viễn cảnh một hãng cà phê Việt có thể hiện diện nổi bật tại những đô thị lớn trên thế giới. Thương hiệu Trung Nguyên cần một nền tảng vững chắc trong nước trước khi ra nước ngoài, nhưng cho đến lúc này họ vẫn thiếu đi sự ủng hộ. Điều này bắt nguồn từ điểm bất lợi thứ hai, đó là hình ảnh của ông Vũ.
Ai cũng công nhận ông Vũ là linh hồn của Trung Nguyên, và hiện tại ông Vũ đang được lăng xê theo cùng một công thức của showbiz. Đầu tiên là được gắn tên với một danh xưng nào đó (ở đây là vua cà phê Việt), sau đó gây chú ý bằng phát ngôn và hành động. Bước tiếp theo có lẽ là tìm kiếm một danh hiệu hay một sự thừa nhận chính thức.
Vấn đề là mọi người phải tin ông Vũ là kỳ tài, là vĩ nhân trước khi tin vào câu chuyện của một chàng David đánh bại gã khổng lồ Starbucks. Dù sao, cách làm truyền thông của Trung Nguyên cho đến nay là khá bài bản, và chắc chắn trong thời gian tới họ sẽ vẫn kể những câu chuyện khác lạ so với đối thủ đến từ nước Mỹ.
Thách thức đối với Trung Nguyên: Tên khó “nói”, uống chờ lâu?
Tiến công vào thị trường Mỹ là quyết định táo bạo và đầy tham vọng và có lẽ Trung Nguyên cũng đã sẵn sàng để đối đầu.
Họ cũng đang có một thời điểm tốt để triển khai và không nên bỏ lỡ. Đây là giai đoạn suy thoái và con người không thể bảo thủ để duy trì những thói quen chi tiêu thường ngày. Sự thay đổi sẽ khiến người ta dễ chấp nhận hơn với những thương hiệu mới và xa lạ, như Trung Nguyên chẳng hạn.
Tuy nhiên vẫn có quá nhiều thử thách đang chờ đón phía trước, khi mà hầu như chưa có một thương hiệu đến từ nước đang phát triển có thể thành công tại những quốc gia giàu có (Một ví dụ tốt cho Trung Nguyên tham khảo là Jollibee, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Philippine bước chân vào thị trường Mỹ từ năm 1998 nhưng không thành công, đang thâm nhập lại gần đây với 25 cửa hàng tại Mỹ, chủ yếu dựa vào cộng đồng người Philippine ở California).
Những rào cản phổ biến là thị trường, luật pháp, văn hóa, tài chính, nhân sự… nhưng thách thức đầu tiên, khá khôi hài lại là cái tên.
[B]TRUNG NGUYEN là cái tên Việt Nam không dễ phát âm đối với người nước ngoài[/B] và có lẽ đội ngũ làm thương hiệu của Trung Nguyên biết điều này. Họ cần chọn một cái tên khác, nhưng nếu vậy thì ngay từ bây giờ họ cần tập trung câu chuyện xoay quanh tên gọi mới sẽ chiến đấu với Starbucks.
Một gợi ý tốt là G7, bởi hai lý do.
Thứ nhất, G7 là tên loại cà phê hòa tan đã xuất hiện trong những cửa hiệu tại khu người Việt ở các nước, và cũng khá phổ biến.
Thứ hai, Trung Nguyên đã dày công xây dựng một câu chuyện đằng sau thương hiệu này. Bạn có muốn uống loại cà phê đã từng được các nguyên thủ quốc gia thưởng thức?
Điều đó hẳn là rất thú vị. Tất nhiên lựa chọn tên gọi nào còn phụ thuộc vào loại sản phẩm và chiến lược mà Trung Nguyên muốn triển khai, nhưng đây là bước đầu tiên quan trọng để phát triển những câu chuyện sau này.
Thử thách thứ hai là văn hóa uống cà phê.
Cũng giống như người Việt cảm thấy xa lạ với loại cà phê 3.5$ trong cốc giấy của Starbucks, người Mỹ chắc cũng chẳng đủ kiên nhẫn để nhìn từng giọt cà phê chảy tý tách trong ly.
Hơn thế nữa, đối thủ của Trung Nguyên đâu chỉ có Starbucks, mà còn có Dunkin Donuts, Caribou, thậm chí là cả Mc Donald và Burger King cũng đã mang cà phê vào những cửa hàng của mình. Và khi Starbucks cũng đã mang sandwich vào thực đơn thì liệu Trung Nguyên có dám đổi mới để bán take-away? Đặc biệt trong ngành hàng dịch vụ ăn uống, một thương hiệu nổi tiếng xâm nhập thị trường mới đã khó, nữa là một tên tuổi chưa được khẳng định.
Trung Nguyên cũng không thể chơi bài quen thuộc là nhượng quyền, mà bắt buộc phải đổ vốn đầu tư, cộng với công sức và tìm kiếm kinh nghiệm mới. Đây là lúc mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền bạc.
[B]Mặt khác, Starbucks cũng đã từng có những chiêu bài bóp nghẹt đối thủ[/B] như chiếm lĩnh trước các vị trí đẹp, làm bão hòa thị trường trước khi đối thủ xâm nhập. Họ có thể sẵn sàng phản đòn, một khi thừa nhận khả năng cạnh tranh tiềm tàng từ hãng cà phê Việt Nam.
Trung Nguyên đang cố gắng xây dựng một hình ảnh tương phản với Starbucks. Có thể trong thời gian tới, chúng ta sẽ được nghe những tuyên bố dạng như, chúng tôi không bán kèm bánh mỳ, trà và kem, chúng tôi chỉ bán cà phê.
Và khi mọi người còn phải tò mò, tranh luận, đả kích những tuyên bố của họ, Trung Nguyên đồng thời phải triển khai những bước chuẩn bị tiếp theo để trở thành thương hiệu Việt Nam tiên phong ra thế giới.
Quá sớm để kết luận khả năng thành công, vì dù sao đây cũng mới chỉ là bước đầu, nhưng Trung Nguyên đang có nhiều cơ hội để ghi dấu ấn về thương hiệu, trước khi thực sự thành công về sản phẩm và doanh số.
Quán cà phê ngủ dành riêng cho phụ nữ
Mới đây, một quán cà phê ngủ
chỉ dành riêng cho phụ nữ đã được khai trương tại Nhật Bản nhằm giúp
chị em có giấc ngủ thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Các “căn bệnh” như căng thẳng thần kinh hay cơ thể mệt mỏi đang trở
thành vấn nạn đáng quan tâm tại Nhật Bản. Tuy nhiên giờ đây, những phụ
nữ luôn bận rộn với công việc như ở Asakara, Tokyo lại may mắn khi dịch
vụ Cà phê Ngủ Quska (Quska Sleeping Cafe) được khai trương
nhằm giúp mọi người có thể thư giãn và hồi phục năng lượng sau một ngày
làm việc mệt mỏi. Quán cà phê là nơi lý tưởng cho các phụ nữ có thể
tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ ăn trưa hoặc giữa giờ làm thêm.Chỉ cần bỏ ra 1,60 USD, khách hàng sẽ có khoảng thời gian 10 phút để nghỉ ngơi tại địa điểm tuyệt vời này. Mặc dù 10 phút có thể coi là khoảng thời gian không dài nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ ngắn trong ngày có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của não bộ và làm tăng năng suất công việc. Một giấc ngủ chỉ kéo dài 10-15 phút cũng đủ để có thể giúp con người tỉnh táo và và cải thiện năng lượng mà không có tác động tiêu cực như những giấc ngủ triền miên.
Không giống như các nhà khách hay dịch vụ ngủ nghỉ khác ở Tokyo, quán Cà phê Ngủ Quska khai trương chỉ phục vụ duy nhất phụ nữ. Quán đã sử dụng tinh dầu thơm để kích thích hiệu quả thư giãn của giấc ngủ ngắn và mang đến một không gian thoải mái cho khách. Quán cũng được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ và được trang bị các loại mỹ phẩm rất phù hợp cho các quý bà tắm và nghỉ ngơi trước khi trở lại làm việc.
Theo những quảng cáo được đăng tải trên trang web của quán, một giấc ngủ ngắn tại dịch vụ này có thể nâng cao hiệu quả công việc lên 20%. Nhằm đảm bảo khách hàng không bị ngủ quên, đội ngũ nhân viên của quán sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh thức qua điện thoại thông qua một tai nghe mà khách nhận được khi tới quán.
Từ nhiều năm nay, giấc ngủ chợp mắt đã trở thành một nét trong văn hóa làm việc của người Nhật Bản. Các chuyên gia nghiên cứu ở Nhật Bản cũng đã thực hiện các cuộc khảo sát, và tiến hành thử nghiệm uống cà phê trước khi ngủ trưa, nhằm giúp mọi người không ngủ quá sâu hoặc khi tỉnh dậy không cảm thấy mệt mỏi nhờ chất caffeine có trong cà phê. Để caffeine phát huy tác dụng cần phải mất khoảng 20 phút mới có hiệu quả, dó đó caffeine có vai trò như “tiếng chuông báo thức” con người.
Tại Nhật Bản, quán Cà phê Ngủ Quska không phải là dịch vụ duy nhất đem lại cho khách hàng cảm giác thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Trước đó, quán Cà phê Soineya Cuddling cũng được biết đến là một dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi vòng tay của các cô gái xinh đẹp, theo đó khách hàng cần bỏ ra 80 USD để có thể tận hưởng cảm giác thư giản qua sự âu yếm, vuốt ve của các cô gái trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Doanh nghiệp Đắk Lắk nỗ lực nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu
Trong
quá trình hội nhập và phát triển của ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam
nói chung và tỉnh Dak lak nói riêng còn khá nhiều khó khăn, hạn chế mà
chủ yếu là do chất lượng cà phê còn kém. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng loại mặt hàng này, những năm gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê trong tỉnh đã có những chiến lược, cách làm hiệu quả từ quá
trình sản xuất đến khâu chế biến sản phẩm cà phê.
Chú trọng từ khâu sản xuất...
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, quỹ
đất đai rộng lớn, hiện Dak Lak có trên 200.000 ha cà phê được trồng tại
hầu khắp các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh, với năng suất bình
quân đạt 2,5-3 tấn/ha, sản lượng hằng năm trên 450.000 tấn. Sản lượng
cà phê xuất khẩu của tỉnh cũng ngày một tăng cao, riêng niên vụ cà phê
2011-2012 đạt 298.181 tấn, chiếm 18,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu cả
nước. Từ những số liệu trên cho thấy Dak Lak là vùng tiềm năng và thế
mạnh của ngành cà phê Việt Nam, nhưng theo đánh giá của các chuyên
gia nông nghiệp trong nước thì mặc dù sản lượng, năng suất cao nhưng
về chất lượng cà phê vẫn còn khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu
sản xuất cà phê còn chạy theo số lượng là chính, trong khi chính sách
đầu tư, phát triển của Nhà nước trong quá trình sản xuất cà phê còn
hạn chế, chưa rõ ràng, khiến người trồng cà phê không mấy quan tâm đến
chất lượng đầu ra. Theo chị Trần Uyên Thao, Giám đốc Doanh nghiệp tư
nhân xuất khẩu cà phê Hoàng Quyến (địa chỉ xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma
Thuột) cho biết: hiện các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong tỉnh vẫn
thu mua nguyên liệu cà phê ở dạng nhân xô từ người dân, do đó chất
lượng không đồng đều, pha tạp nhiều loại cà phê với nhau, hạt to, hạt
nhỏ. Trong khi đó, sản lượng hằng năm lại đang có chiều hướng giảm
dần, bởi phần lớn diện tích cà phê của người dân được trồng từ những
năm 1980-1990, có độ tuổi khai thác lớn, việc chăm sóc, thu hoạch và
chế biến cà phê quả tươi vẫn theo kiểu thủ công truyền thống, hoặc với
máy móc thô sơ nên tỷ lệ hao hụt cao, kéo theo năng suất, chất lượng
cà phê không bảo đảm. Để nâng cao chất lượng cà phê trong quá trình
sản xuất thì những năm gần đây doanh nghiệp Hoàng Quyến thường xuyên
khuyến cáo, vận động bà con trong địa bàn xã Cư Êbur chú trọng việc
chăm sóc, thu hoạch cà phê, không nên hái khi quả còn xanh; đồng thời
kết hợp với chính quyền xã Cư Êbur hằng năm tổ chức các lớp tập huấn,
hội thảo về công tác trồng, chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn sạch, bền
vững; doanh nghiệp cam kết thu mua cà phê với giá cao hơn cà phê sản
xuất truyền thống. Cùng với đó, một số đơn vị xuất khẩu cà phê lớn
khác trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Dak Lak
những năm qua cũng đã thực hiện nhiều mô hình trồng cà phê liên kết
với nông dân theo tiêu chuẩn 4C, UTZ sản xuất cà phê bền vững; thường
xuyên cử cán bộ chuyên môn về tận nơi hướng dẫn cho bà con chăm sóc
vườn cà phê một cách khoa học, đem lại hiệu quả bước khả quan. Ông Lê
Đức Thống, giám đốc công ty cho biết: qua thực hiện các mô hình tại
một số địa bàn trong tỉnh, người dân hưởng ứng rất nhiệt tình, năng
suất cà phê hằng năm đều cao và ổn định hơn so với việc chăm sóc theo
phương thức truyền thống; giá thu mua cũng được doanh nghiệp mua cao
hơn từ 200 đến 400 đồng/kg so với các loại cà phê khác.
Hiện Dak Lak là tỉnh có sản lượng cà phê
xuất khẩu đứng đầu cả nước, nhưng mới chỉ xuất khẩu cà phê ở dạng
thô. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cà phê, các doanh nghiệp xuất khẩu
mặt hàng này luôn ý thức việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đồng
thời tìm ra những công thức chế biến sâu mang tính đặc trưng, chất
lượng cao cho chuỗi cà phê xuất khẩu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Dak
Lak, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia chế biến cà
phê nhân, trong đó 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng năm,
lượng cà phê nhân chế biến của tỉnh khoảng 400.000 tấn, trong đó
khoảng 20% được chế biến theo đúng quy trình công nghệ tại các công ty
có đầu tư công nghệ bài bản, có vườn cây hoặc liên kết đầu tư vườn
cây với nông dân; số lượng cà phê còn lại do người dân tự chế biến. Từ
đầu năm 2011 đến nay, một số nhà máy, cơ sở chế biến cà phê đã đầu tư
máy móc, trang thiết bị để tăng công suất chế biến như Nhà máy chế
biến cà phê hòa tan của Công ty CP đầu tư và phát triển An Thái đã
nâng công suất từ 1.000 tấn lên 2.500 tấn sản phẩm/năm; Công ty TNHH
cà phê Ngon nâng công suất từ 6.000 tấn lên 10.000 tấn sản phẩm/năm,
hay công ty CP cà phê Trung Nguyên có công suất hoạt động lên đến
60.000 tấn/năm… Cho thấy chất lượng cà phê xuất khẩu đang được các
doanh nghiệp quan tâm, cải thiện và dần chuyển sang xuất khẩu sản phẩm
tinh đã qua chế biến sâu như cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Tuy
nhiên số lượng của sản phẩm này vẫn còn thấp so với tổng sản lượng cà
phê xuất khẩu của tỉnh (lượng cà phê hòa tan là 1.113 tấn, cà phê rang
xay là 1,865 tấn).
Từ thực tế trên, hiện nay tỉnh Dak Lak
đã và đang thực thi đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư 1.647 tỷ, gồm: duy trì
diện tích cà phê ổn định trên 150.000 ha, sản lượng bình quân 400.000
tấn/niên vụ; 50% diện tích cà phê có trồng cây che bóng; tăng tỷ lệ chế
biến cà phê bột, cà phê hòa tan đạt 15% sản lượng trở lên mỗi niên
vụ; có khoảng 30% sản lượng cà phê được giao dịch qua Trung tâm cà phê
Buôn Ma Thuột; 100% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch được tưới
nước chủ động… Tuy nhiên việc thực hiện đề án này cũng không hề đơn
giản, bởi hiện nay có trên 85% diện tích cà phê là do người dân tự
trồng và quản lý, do vậy quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trong quá
trình sản xuất cà phê của tỉnh không chỉ đối mặt với diện tích vườn cà
phê già cỗi ngày càng gia tăng, mà còn phải đối mặt với những khó
khăn thách thức khác như hạn hán, gió bão, sâu bệnh, biến động giá cả…
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét